Nhiều khách hàng vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan mà đặt đơn hàng của tài xế công nghệ nhờ họ mua giúp rồi lại không nhận hàng. Điều này gây thiệt hại không ít cho cộng đồng tài xế công nghệ khi bị khách hàng “bùng" đơn hàng vào phút chót.

Khi đối mặt với trường hợp này, các tài xế hãy bình tĩnh và làm theo những việc sau để bảo vệ mình nhé!

Làm đúng quy trình

Theo thông tin phản hồi từ các ứng dụng đặt thức ăn như Grab, Gojet, BE,… tài xế nhận yêu cầu đặt thức ăn sẽ phải thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn khi giao đơn hàng cho khách hàng. Ví dụ, tài xế phải liên hệ tổng đài nếu gặp tình huống khách hàng hủy đơn hàng đột ngột (dù tài xế đã mua thức ăn, chốt đơn hàng), khách không nhận thức ăn dù tài xế đã mang tới tận nơi…

  • Bắt đầu” ngay sau khi gọi món
  • Tài xế cần kiểm tra số lượng và chất lượng món ăn trước khi rời khỏi cửa hàng (xác nhận đầy đủ món ăn). Ngoài ra, nếu có bất kỳ sự thay đổi về cước phí mua hàng, tài xế cần chụp màn hình phần xác nhận của khách qua tin nhắn trên ứng dụng, thời gian tiếp nhận thức ăn…
  • Không bấm nút “kết thúc” đơn hàng và Liên hệ ngay qua trung tâm hỗ trợ;
  • Mang hoá đơn và thức ăn đến trung tâm gần nhất để được hỗ trợ.

Lưu ý: Tài xế phải đáp ứng yêu cầu cuộc gọi 10 giây cho khách hàng, đính kèm thông tin đơn hàng và hình ảnh món hàng bên cạnh…; trong trường hợp không liên lạc được, tài xế phải gọi điện thoại ít nhất 3 lần trong vòng 10 phút.

Chuyên gia trong lĩnh vực Thương mại điện tử nói gì về việc “bùng hàng”

Theo nhận định từ một số chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), sở dĩ xảy ra trường hợp đặt thức ăn xong rồi “xù”, không nhận món ăn/không trả lời điện thoại… là do ý  thức người tiêu dùng kém, có những lúc đặt hàng cho vui rồi thất tín… Mặt khác, các đơn hàng bị “xù” thường là khách hàng nhận thức ăn xong mới trả tiền (đây cũng là trường hợp phổ biến khi mua hàng qua sàn TMĐT); những khách hàng nào đã trả tiền trước qua thẻ tín dụng, thẻ ATM, ví điện tử… sẽ không làm điều này.

Do đó, tình trạng "bùng" đơn hàng này sẽ khó mà chấm dứt khi người tiêu dùng vẫn còn thói quen đặt hàng và trả tiền sau (trong TMĐT gọi là đơn hàng COD).

Kết luận

Do đó, có thể thấy rằng nếu đáp ứng đúng quy trình của đơn vị cung cấp dịch vụ giao thức ăn, tài xế nếu gặp trường hợp khách hàng “bùng” đơn hàng, sẽ được bồi hoàn tiền mua thức ăn. Nhưng do quy trình này cũng khá phức tạp, tài xế phải lưu ý làm đầy đủ các thao tác (chụp ảnh màn hình, gọi điện thoại cho khách hàng đúng quy định…) nên đã có một số tài xế không được trả lại tiền khi họ chưa thực hiện đầy đủ các bước.

#taixecongnghe, #grabbike, #grabcar, #grab, #gockhuatcongnghe, #tainghe, #phukiencongnghe, #phukientaixe, #dochoicongnghe, #be, #bebike, #becar, #gojek, #gocar, #gobike

Comments (0)

No comments at this moment
Product added to wishlist
Product added to compare.